Giới thiệu chung

HƯỚNG DẪN TẢI VÀ CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG iHanoi
Ngày đăng 11/07/2024 | 07:51  | Lượt truy cập: 454

Ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi được ra mắt với mục tiêu kết nối người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố.

 

Ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi được ra mắt với mục tiêu kết nối người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố.

 

 

Bước 1, người dùng mở chọn chức năng camera trên điện thoại và thực hiện quét mã QR.

 

 

Bước 2, chọn vào đường dẫn link hiển thị trên màn hình camera.

 

 

Sau đó, bạn sẽ được điều hướng tự động chọn về ứng dụng iHanoi trên Appstore hoặc Google Play. Bạn sẽ chọn nút “nhận” với điện thoại iPhone, hoặc nút “cài đặt” với điện thoại Android. Ứng dụng sẽ tải xuống điện thoại của bạn, khi đó bạn sẽ mở và trải nghiệm ứng dụng iHanoi với nhiều tính năng hấp dẫn…

 

 

 

 

Zalo

 

 

 

 

Ứng dụng iHaNoi (Công dân thủ đô số) là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền Thành phố, thông qua kênh tương tác này người dân, doanh nghiệp có thể phản ánh toàn diện các vấn đề về đời số dân sinh bức xúc tới các cấp chính quyền để tiếp nhận, giải quyết kịp thời

 

 

iHaNoi gồm 4 chức năng chính:

 

 

- Tương tác với chính quyền qua phản ánh kiến nghị;

 

 

- Tiện ích đô thị thông minh như giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp; - Tiếp nhận thông tin qua tin tức, truyền thông quan trọng của thành phố;

 

 

- Tiếp nhận sáng kiến đóng góp xây dựng Thủ đô.

 

 

Có thể thấy, với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm ttâm, ứng dụng iHaNoi cung cấp thông tin toàn diện, tạo kênh kết nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.

 

 

Một số hình ảnh minh họa cụ thể về ứng dụng

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo
Zalo
Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

 
 
Zalo Media

Quét để xem trên Zalo

 
Công viên nông nghiệp Long Việt địa điểm thú vị cho các hoạt động vui chơi dã ngoại và thăm quan nghỉ dưỡng...
Ngày đăng 29/05/2024 | 01:34  | Lượt truy cập: 249
 

Đây là một gợi ý để gia đình bạn có những ngày nghỉ cuối tuần thật thú vị tại Công viên Nông nghiệp Long Việt thuộc Công ty CP Đầu tư Xây dựng Long Việt. Địa điểm lý tưởng cho hoạt động vui chơi, cắm trại, ngoại khóa...

Chỉ cần 45 phút trên xe để được "trốn" khỏi Hà Nội ồn ào, náo nhiệt và đến với Công viên Nông nghiệp Long Việt nằm ngay bên bờ sông Cà Lồ trong xanh hiền hòa tại xã Phú Cường thuộc huyện Sóc Sơn.

Qua trạm soát vé đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, rẽ phải khoảng 2km là bạn đã cảm nhận được những trải nghiệm tuyệt vời. Công viên có diện tích ở giai đoạn đầu là 120.000m2 được thiết kế nhiều không gian dành cho nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn, thiên nhiên tạo cảm giác yên bình, thơ mộng gợi nhớ lại những kỷ niệm về làng quê Bắc Bộ xưa.

Sức hút của Khu Công viên Nông nghiệp Long Việt
Là nơi có bầu không khí trong lành lý tưởng, Khu du lịch sinh thái Long Việt hoàn toàn gần gũi với thiên nhiên, đất trời, cỏ cây, hoa lá. Chỉ cách TP. Hà Nội chưa đầy 25 km nhưng xa rời với thành thị ồn ào náo nhiệt, đây là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, dã ngoại, giải trí và tổ chức sự kiện. Du khách ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên hoang dã, những con đường nhỏ e ấp uốn lượn được trải dài với hàng cây xanh mát, cỏ cây hoa lá, tiếng chim hót, tiếng gió reo đan xen vào nhau tạo nên một không gian thơ mộng bình yên. Các trò chơi mới lạ hấp dẫn ở Công viên như Cuộc đua kỳ thú, trò chơi liên hợp X-games, câu cá, chèo thuyền, xe đạp sinh thái, bắn súng sơn; bơi lội… với nhiều trò chơi mới lạ hấp dẫn cuốn hút bé như vẽ tranh, tô tượng, bắt cá trong bể, các trò chơi dân gian, hấp dẫn… Bể bơi thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế khung cảnh đẹp làn nước trong xanh đủ để níu kéo du khách. Tại đây có hệ thống nhà hàng phục phụ đẩy đủ các món ăn theo nhu cầu. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, mến khách sẽ phục vụ đoàn thể, công ty, trường học lên đến hàng ngàn khách. Các món ăn ngon với nhiều món đa dạng phong phú sẽ làm hài lòng thực khách. Nơi đây thường xuyên tổ chức tiệc cưới, liên hoan, tất niên, ẩm thực, buffet, tiệc nướng… Du khách có thể tự mình đi xe đạp, dạo quanh khu công viên và cảm nhận làn gió mát bầu không khí trong lành, ngắm cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Công viên Nông nghiệp Long Việt. Hệ thống Nhà nghỉ thiết kế độc đáo, đầy đủ tiện nghi, sẽ mang đến cho du khách những giây phút nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời

 

 

Với những điều kiện thuận lợi về không gian, thiên nhiên, con người, chúng tôi đã tạo ra rất nhiều hình thức vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp với mọi lứa tuổi như: bắn súng sơn, bắn đĩa bay, câu cá, bơi thuyền, chơi tennis, đá bóng, bơi, hát karaoke ngoài trời và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác...

Khuôn viên Công viên Nông nghiệp Long Việt thích hợp với việc vui chơi tập thể như liên hoan, cắm trại, hội thảo, văn nghệ, họp mặt gia đình. Những tour du lịch số lượng đông như: Thăm quan, tìm hiểu, thực nghiệm ngoại khóa của học sinh, sinh viên.

Tại đây thường xuyên tổ chức rất nhiều trò chơi tập thể vui nhộn như : Bịt mắt bắt vịt, bắt cá trong mương, đập niêu đất, qua cầu khỉ, đi cà kheo. Khu trò chơi riêng cho trẻ em với nhiều trò chơi hấp dẫn và bổ ích.

 Điều thú vị với du khách hơn nữa là trong công viên trồng rất nhiều loại cây ăn quả như : Khế, xoài, vải, ổi, mít, sấu... những vườn ươm với các loại hoa được nuôi trồng theo công nghệ nuôi cấy mô hiện đại.

 Thật vui khi được tự tay hái hoa, quả và cùng nhau thưởng thức những trái ngọt đầu mùa.

Công viên còn có mật ong thiên nhiên mang hương vị của cỏ cây, hoa lá, đây là đặc sản quý giá, có ý nghĩa sức khỏe được dùng để biếu cho các đối tác, bạn bè và người thân.

Đến với Công viên Nông nghiệp Long Việt du khách sẽ được trổ tài câu cá của mình. Hồ câu có diện tích rộng, nhiều loại cá. Bạn có thể vừa câu cá, vừa tụ tập bạn bè thưởng thức thành quả mà mình đã câu được tại nhà hàng.

 

 

 

Nhà hàng Sen 2 nằm ở trung tâm của khu công viên gắn liền với khoảng sân rộng, thoáng đãng. Thực đơn phong phú nhiều món ăn mang hương vị đồng quê như cá bống kho tiêu, canh cua, cà muối, gà nướng mật ong, vịt om sấu...

Thực phẩm chế biến được trồng và nuôi ngay tại công viên nên đảm bảo sạch sẽ và an toàn.Sau một tuần làm việc căng thẳng, những ngày cuối tuần là một cơ hội tuyệt vời để bạn lấy lại năng lượng và hưởng thụ cuộc sống. Còn gì đẹp hơn khung cảnh bạn và người thân cùng thư giãn, nghỉ ngơi và chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ.

Trò chơi trận giả súng sơn được nhiều bạn trẻ yêu thích

Thử tài thiện xạ cũng là môn thể thao thể hiện được sự tập trung để đạt được độ chính xác

Đua thuyền thúng luôn là trò chơi thể hiện được tinh thần tập thể và sự khoé léo của người chơi

Khu vực công viên lốp giúp các em thỏa sức sáng tạo và vận động

Thực nghiệm nông nghiệp giúp các em có được trải nghiệm thực tế thú vị

Bể bơi tại công viên được thiết kế để du khách thoả sức dập tan cái nóng của mùa hè oi ả

Di tích sở chỉ huy dã chiến ở làng Thụy Hương
Ngày đăng 26/01/2024 | 09:33  | Lượt truy cập: 324

Sở chỉ huy dã chiến Trung đoàn 921 (Sư đoàn 371) được xây dựng tại làng Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội). Tại đây, trung đoàn đã tổ chức chỉ huy nhiều trận đánh đạt hiệu quả chiến đấu cao, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của Không quân nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thượng tá Lê Văn Uy, Chính ủy Trung đoàn 921 đưa chúng tôi vào thăm ngôi chùa cổ của làng Thụy Hương nằm nép mình dưới những tán cây cổ thụ. Chiều xuống, tiếng chuông chùa ngân vang điểm nhịp cho cuộc sống thanh bình nơi thôn dã. Mở cánh cổng tam quan vòng ra đằng sau chính điện, Sở chỉ huy dã chiến Trung đoàn 921 nằm trong góc vườn gợi nhớ về những ngày đầu năm 1966…

Tháng 2-1966, tình hình chiến sự trở nên ác liệt, không quân Mỹ tiến hành đánh phá nhiều lần vào Thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận. Trước tình hình diễn biến phức tạp, được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, Trung đoàn 921 đã cho xây dựng sở chỉ huy dã chiến mang phiên hiệu 280B nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu. Sở chỉ huy được Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Công binh 28 (nay là Lữ đoàn Công binh 28) khởi công xây dựng ngày 8-8-1966. Kết cấu của sở chỉ huy gồm 2 phần: Tầng nổi bên trên là nhà trực ban chiến đấu; tầng chìm dưới lòng đất là hầm chỉ huy, các ngách hầm là nơi làm việc của các thành phần phục vụ bảo đảm được thông với nhau. Hai đầu có cửa lên xuống nối liền với hệ thống hào giao thông và công sự chiến đấu. Xung quanh được ngụy trang kín đáo bằng các loại cây cối um tùm. Chính vì vậy, trong suốt thời gian hoạt động, máy bay trinh sát của địch không hề phát hiện ra vị trí của sở chỉ huy.

Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, nguyên Phó cục trưởng Cục Huấn luyện chiến đấu, Bộ Tổng Tham mưu kể lại những ngày trực tiếp tham gia chiến đấu tại trung đoàn: “Tại sở chỉ huy dã chiến, Ban chỉ huy trung đoàn đã đưa ra nhiều cách đánh sáng tạo đạt hiệu suất chiến đấu cao. Chẳng hạn, khi đơn vị được trang bị máy bay MiG-21, trong các trận đánh, phi công, nhất là số mới chuyển loại từ MiG-17 sang, đều áp dụng chiến thuật của MiG-17 cho MiG-21. Trong khi đó, âm mưu của địch vô cùng xảo quyệt. Sau nhiều lần trao đổi, rút kinh nghiệm, đơn vị đã nhận định MiG-21 là máy bay siêu âm, nguyên tắc sử dụng cơ bản nhất là làm nhiệm vụ đánh chặn. Bằng tinh thần đoàn kết, sáng tạo và sự chỉ huy thống nhất của Ban chỉ huy trung đoàn, đơn vị đã đưa MiG-21 đi đánh chặn từ xa, bỏ hẳn lối đánh chờ sẵn, đánh ngay trên sân bay nhà nên liên tiếp giành được nhiều thắng lợi”.

Mặc dù trong điều kiện dã chiến hết sức khó khăn nhưng tại sở chỉ huy, Trung đoàn 921 đã có những quyết định táo bạo để hình thành nên những trận đánh chiến thuật phù hợp với loại máy bay MiG-21 như: Đánh thọc sâu, đánh đội hình cường kích lớn, đánh hiệp đồng giữa MiG-21 và MiG-17, đánh theo đội hình 2+1. Trong thời gian từ tháng 10-1966 đến tháng 10-1968, tại sở chỉ huy dã chiến, trung đoàn đã tổ chức chỉ huy 92 trận, bắn rơi 69 máy bay, góp phần quan trọng cùng quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ trên miền Bắc.

Một sự kiện có ý nghĩa đối với trung đoàn là vào ngày Mồng Một Tết Đinh Mùi-1967, Bác Hồ đã đến thăm và chúc Tết đơn vị tại sở chỉ huy dã chiến. Cùng đi với Người còn có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Tại đây, Bác đã biểu dương thành tích chiến đấu của trung đoàn và căn dặn: “Các chú phải chăm học tập, rèn luyện hơn nữa. Càng học tập càng tiến bộ thì càng đánh địch giành nhiều thắng lợi”. Bác Hồ trao quà Tết tặng cán bộ, chiến sĩ và chúc trung đoàn: “Đoàn kết, học tập tiến bộ, đánh giỏi, đạt nhiều thắng lợi mới”. Trong trận “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, sở chỉ huy dã chiến cũng trở thành “sở chỉ huy dự bị”, sẵn sàng trong mọi tình huống có thể xảy ra.

Ngày 19-12-2014, UBND thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 6825/QĐ-UBND cấp bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố cho Sở chỉ huy dã chiến Trung đoàn 921. Thượng tá Lê Văn Uy khẳng định: “Việc công nhận sở chỉ huy dã chiến là Di tích lịch sử đã khẳng định ý nghĩa của công trình đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Với niềm vinh dự, tự hào ấy, trung đoàn càng quyết tâm gìn giữ, tôn tạo, bảo vệ, sử dụng đúng mục đích, đưa di tích lịch sử trở thành “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn và nhân dân địa phương”.

 

Đền Thụy Hương (thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn).
Ngày đăng 26/01/2024 | 09:29  | Lượt truy cập: 339

Đền thờ anh em Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy. Anh em Trương Hống có công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Lương xâm lược và được Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) (548 - 570) phong:

- Trương Hống là Thượng tướng quân

- Trương Hát là Tả quân vụ

- Trương Lừng là Hữu quân vụ

Sau khi mất, các ông được tôn thần, được thờ ở nhiều nơi gọi là Thánh Tam giang.

Đền Thụy Hương được xây dựng từ lâu, đền có lưu giữ được 21 đạo sắc phong, trong đó đạo sắc sớm nhất ghi niên đại 1647 (Đinh Hợi) năm Phúc Thái thứ 5 (Lê Chân Tông). Dân địa phương cho biết: vị trí đền trước kia xây lui về phía sau 50m, trước đền là đường trục làng. Trong làng đã xảy ra nhiều chuyện không may, làng bèn chuyển ngôi đền về chỗ hiện nay. Đền hiện nay nằm ở trên bờ sông Ngũ Huyện Khê, đã trùng tu nhiều lần vào những năm 1928, 1940, 1978.

Đền Thụy Hương có bố cục tiền chữ “nhất”, hậu chữ “công”. Nhà Tiền đường 7 gian làm kiểu đầu hồi bít đốc tay ngại. Trung đường 5 gian 2 chái, nhà cầu 3 gian, Hậu cung 3 gian. Trong đền còn bảo lưu nhiều mảng chạm khắc, di vật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII, XVIII.

Đền đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1990./.

Đền Hương Gia (Thôn Hương Gia - xã Phú Cường - huyện Sóc Sơn)
Ngày đăng 26/01/2024 | 09:29  | Lượt truy cập: 320

Đền Hương Gia ở thôn Hương Gia, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trước kia, đền được xây dựng ở cánh đồng Lễ, cách làng khoảng 1km, sau đó mới chuyển về vị trí giữa làng như hiện nay.

Đền Hương Gia thờ 5 anh em: Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và cô em gái Đạm Nương.

Anh em Trương Hống đều là những tướng tài giỏi, đã tham gia cuộc kháng chiến chống giặc Lương dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) năm 549 - 571. Triệu Việt Vương đã phong Trương Hống là thượng tướng quân, Trương Hát là tả quân, Trương Lừng là hữu quân.

Khi mất, các ông được phong làm Thánh Tam Giang và được thờ ở nhiều nơi. Vua Lê Đại Hành đã phong các ông là “Linh ứng tôn thần”.

Đền đã qua nhiều lần trùng tu, hiện nay quay hướng đông nam, phía sau đền là chùa, phía ngoài đền có bình phong xây gạch. Nhà Tiền tế 5 gian 2 chái, Phương đình, Trung đường 5 gian 2 chái, nhà cầu 3 gian, Hậu cung 3 gian xây theo kiểu đầu hồi bít đốc, là những kiến trúc của ngôi đền Hương Gia còn lại đến ngày nay. Di tích còn giữ được nhiều mảng chạm khắc, 15 đạo sắc phong, sắc phong có niên đại sớm nhất là năm 1740, cùng nhiều di vật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII, XIX.

Đền Hương Gia đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1990./.

Chùa Thụy Hương (Thôn Thụy Hương - Xã Phú Cường - huyện Sóc Sơn)
Ngày đăng 26/01/2024 | 09:23  | Lượt truy cập: 341

Chùa Thụy Hương là tên gọi theo địa danh thôn Thụy Hương, thuộc xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tên chữ là chùa Linh Quang. Chùa Thụy Hương ở phía bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 35km.

Hiện nay chưa tìm thấy những tư liệu ghi chép chính xác về niên đại khởi dựng của chùa nhưng căn cứ hệ thống di vật còn lưu tại chùa như hệ thống bia đá có niên đại thời Lê năm Chính Hoà 12 (1691), chuông đồng niên hiệu Thiệu Trị 4 (1844), các pho tượng tròn mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII có thể đoán định ít nhất chùa Thụy Hương được xây dựng vào thời Lê Trung hưng. Ngôi chùa được trùng tu nhiều lần, hiện nay tại di tích còn nhiều hạng mục kiến trúc mang dấu ấn kết quả của lần trùng tu lớn vào thời Nguyễn và những năm gần đây.

Chùa Thụy Hương trước đây vốn là một danh lam và được mô tả trong bài minh ghi trên quả chuông đồng đúc năm Thiệu Trị 4 (1844) như sau: “chùa ta, trước có dòng sông Nguyệt Đức xinh đẹp, đỉnh núi Sóc chon von, phong cảnh như vẽ, thật là một danh lam của huyện Kim Hoa vậy.”.

Chùa có bố cục kiến trúc kiểu chữ “đinh” gồm: Tiền đường và Thượng điện. Nhà Mẫu ở phía sau Thượng điện, nhà khách nằm bên phải, xung quanh là khu vườn cây rộng với sân gạch trước sau. Nhà Tiền đường 5 gian, 2 dĩ xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, quay hướng nam, mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, chính giữa bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. Toà Thượng điện gồm ba gian, một dĩ, mái lợp ngói ta, nền nhà lát gạch bát.

Chùa Thụy Hương hiện còn lưu giữ bộ sưu tập di vật quý như: 6 tấm bia đá trong đó một bia có niên hiệu Chính Hoà 12 (1691), một tấm bia niên hiệu Quang Trung 5 (1792), một bia niên hiệu Minh Mệnh 13 (1832), 30 pho tượng tròn mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII, XIX, bát hương gốm Phù Lãng....

Chùa Thụy Hương đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2007./.

Nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Vị tướng tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày đăng 27/12/2023 | 09:23  | Lượt truy cập: 340

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 01/01/1914 trong một gia đình nông dân tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế).

Khi còn là một thanh niên ở tuổi 17, được các lớp đàn anh giác ngộ cách mạng, Nguyễn Vịnh đã tham gia đấu tranh chống lại bọn cường hào ở địa phương và sau đó tham gia phong trào đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ những năm 1936 - 1939, được kết nạp và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1937.

Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên ở tuổi 24, Đồng chí đã lãnh đạo quần chúng cách mạng đấu tranh làm thất bại dự án tăng thuế của thực dân Pháp và chính quyền Nam triều, lãnh đạo, chỉ đạo nhiều cuộc mít tinh, biểu tình của Nhân dân đấu tranh ngăn chặn những cuộc đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp.

Dù nhiều lần bị thực dân Pháp bắt, kết án khổ sai, bị tra tấn bằng nhiều cực hình dã man nhưng Đồng chí luôn kiên cường, thể hiện tinh thần bất khuất, gan dạ, giữ vững khí tiết của một người cộng sản. Mỗi lần vượt ngục hay được thả, Đồng chí lại trở về với cách mạng, với Nhân dân, tiếp tục hoạt động, góp phần xây dựng cơ sở đảng, đẩy mạnh phong trào cách mạng ở tỉnh Thừa Thiên thời kỳ đó.

Trên cương vị Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, Bí thư Phân khu Bình - Trị - Thiên rồi Bí thư Liên khu ủy IV, Đồng chí đã vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng vào thực tiễn chiến trường Thừa Thiên; đưa ra những giải pháp về công tác tư tưởng, về chiến tranh nhân dân, chỉ đạo nhiều vấn đề cụ thể về lực lượng vũ trang bám đất, bám dân, phát triển chiến tranh du kích. Với nhãn quan chính trị, quân sự sắc bén, kiên trì quan điểm “dân là gốc”, Đồng chí đã góp phần đưa ra những quyết định táo bạo có ý nghĩa chuyển hướng lãnh đạo, xoay chuyển lại tình thế, tạo ra các bước ngoặt cách mạng. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến Bình - Trị - Thiên khói lửa, xứng đáng với danh hiệu “Vị tướng du kích” mà Bác Hồ trao tặng.

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn quyết liệt, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được cử vào miền Nam. Trên cương vị Bí thư Trung ương Cục kiêm Chính ủy quân giải phóng miền Nam, Đồng chí đã góp phần xác định đúng việc chuyển hướng chiến lược của Mỹ từ “Chiến tranh đặc biệt” sang “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968). Những quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về chủ nghĩa anh hùng cách mạng được coi như khâu đột phá về tư tưởng cho quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; thể hiện tầm tư duy quân sự của một nhà lãnh đạo tài năng, có uy tín lớn của Đảng. Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng và dân tộc ta mãi mãi khắc ghi tư tưởng chỉ đạo tác chiến mang đậm dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, “cứ đánh Mỹ khắc tìm ra cách đánh hay” lập các “vành đai diệt Mỹ”...

Quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho thấy, Đồng chí liên tục có mặt ở những mặt trận khó khăn nhất, trong những thời điểm đầy thử thách, quyết liệt. Vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, một lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, cống hiến hết mình cho dân tộc và Tổ quốc. Trên mỗi cương vị và trọng trách của mình, Đồng chí để lại dấu ấn sâu sắc về cả tư duy lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tạo ra bước phát triển mới cho phong trào cách mạng.

Ngày 6/7/1967, đúng vào ngày lên đường quay trở lại chiến trường miền Nam để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bị một cơn đau tim đột ngột. Trái tim Đại tướng đã ngừng đập vào lúc 7 giờ 10 phút, hưởng thọ 53 tuổi.

 

Đã 56 năm trôi qua kể từ ngày đau thương ấy, nhưng kí ức đầy mất mát vẫn còn mãi khi cả dân tộc phải vĩnh biệt một trong những nhà cách mạng lỗi lạc, vị chỉ huy mưu lược, tài trí, dũng cảm của các lực lượng vũ trang, một danh tướng thời đại Hồ Chí Minh.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024) là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của Đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Đồng thời, qua đó tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, lịch sử, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, khơi dậy khát vọng xây dựng, phát triển đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.

                                                                                      Tháng 12/2023

SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
Ngày đăng 15/10/2023 | 04:07  | Lượt truy cập: 354

 

1. Đặc điểm, tình hình

1.1. Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang web

Tên đơn vị: UBND xã Phú Cường

Địa điểm trụ sở chính: xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

Số điện thoại: 0243.8843231

Địa chỉ trang web: phucuong.socson.hanoi.gov.vn

1.2. Quá trình thành lập và phát triển

Từ xã xưa đến thập kỷ 50-60 của thế kỷ XX, Phú Cường có nhiều lần thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính.

Năm 544-548, thời vua Lý Nam Đế, gọi là làng Gia Hạ, ở tại Đồng Nẻ. Về sau, làng Gia Hạ chuyển về định cư sát sông Cà Lồ nhằm đảm bảo nguồn nước sinh sống lâu dài.

Năm 557, thời Việt Vương Triệu Quang Phục, làng Gia Hạ đổi tên thành làng Hương Gia.

Năm 1816, thời vua Duy Tân, làng Gia Hạ được chia thành hai làng Hương Gia, Thụy Hương thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1836-1909, Hương Gia là lỵ sở của huyện Kim Anh.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thôn Hương Gia, Thụy Hương, ấp Cầu Đen, Đồng Lều đều là các xã thuộc tổng Ninh Bắc, huyện Kim Anh, tính Phúc Yên.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Kim Anh quyết định thành lập xã Tân Hưng gồm hai thôn Hương Gia và Thụy Hương.

Tháng 4/1946, sau bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính xã, huyện quyết định nhập thôn Thạch Lỗi vào xã Tân Hưng và lấy tên mới là xã Việt Cường.

Ngày 20/6/1949, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Kim Anh quyết định hợp nhất hai xã Việt Cường và Phù Xá lấy tên là xã Phú Cường gồm các thôn: Hương Gia, thụy Hương, Phú Ninh và thôn Đông Bài, Nội Bài, Bùa Hậy, Phù Xá Đoài, Phù Xá Đông, còn lại hai thôn Thạch Lỗi và Bến Cốc được nhập về xã Minh Tân.

Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, năm 1955, để phù hợp với giai đoạn cách mạng mới, huyện Kim Anh quyết định điều chỉnh lại địa giới hành chính một số thôn, xã. Theo đó, Phú Cường được chia tách thành hai xã Phú Minh và Phú Cường. Địa giới hành chính và tên gọi xã Phú Cường được giữ nguyên cho đến ngày nay.

          1.3. Những đặc điểm chính của đơn vị

Xã Phú Cường nằm ở phía Tây Nam huyện Sóc Sơn tiếp giáp với nhiều địa phương như: xã Bắc Hồng - huyện Đông Anh và Thị trấn Quang Minh - huyện Mê Linh; xã Quang Tiến, Thanh Xuân, Mai Đình, Phú Minh; đặc biệt là nằm liền kề Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Trong những năm gần đây xã Phú Cường có số lao động làm việc tại các Khu công nghiệp Quang Minh, Bắc Thăng Long, Bắc Ninh, Bắc Giang chiếm tỷ lệ rất lớn.

Điều kiện dân cư: Nhân dân trên địa bàn xã chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp; tuy nhiên trong những năm gần đây do sự phát triển đô thị hóa nhanh, từ đó số lao động trong độ tuổi lao động của xã làm tại các khu công nghiệp lân cận; đặc biệt có các Công ty vận tải hàng hóa, taxi...

Tổng diện đất tự nhiên của xã: 844,13 ha; trong đó: 357,38 ha đất sản xuất nông nghiệp. Toàn xã có: 3.621 hộ = 15.082 nhân khẩu.

Trên địa bàn xã có nhiều đường giao thông quan trọng chạy qua như: Đường QL 2, đường QL 18, Bắc Thăng Long Nội Bài, đường nối cầu Nhât Tân - Nội Bài và nằm liền kề Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Phú Cường là điểm nút giao thông đi các tỉnh phía Bắc.

Trên địa bàn xã có 4 thôn dân cư: Thụy Hương, Hương Gia, thôn dân cư Hàng không, Tân Trại.

2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 và Quy chế làm việc UBND xã qua các nhiệm kỳ.

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định.  Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
Ngày đăng 15/10/2023 | 03:45  | Lượt truy cập: 350

DANH BẠ ĐIỆN THOẠI XÃ PHÚ CƯỜNG

 

STT

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY

1

Nguyễn Văn Năm

Bí thư Đảng ủy

0945.690.609

2

Nguyễn Bá Trung

PBT TT Đảng ủy,

CT UBMTTQ VN

0946.915.999

VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY

1

Trần Thị Hằng

VP Đảng ủy

098.899.4409

THƯỜNG TRỰC HĐND

1

Nguyễn Văn Xã

Chủ tịch HĐND

0976.032.023

2

Nguyễn Thị Thực

Phó Chủ tịch HĐND

097.944.8307

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC

1.

Nguyễn Bá Trung

Chủ tịch UB MTTQ

0946.915.999

2.

Trần Quang Hùng

PCT UB MTTQ

0983.645.229

HỘI CỰU CHIẾN BINH

1

Nguyễn Quang Tuất

Chủ tịch Hội CCB

0915.433.679

2.

Vũ Mạnh Cường

PCT Hội CCB

 

HỘI NÔNG DÂN

1.

Nguyễn Thị Phượng

CT Hội ND

0366.577.616

2.

Nguyễn Tuyết Nhung

PCT Hội ND

0964.306.786

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

1.

Trần Thị Hằng

Chủ tịch Hội LHPN

098.899.4409

2.

Nguyễn Thị Phượng

PCT Hội LHPN

0366.577.616

ĐOÀN THANH NIÊN

1.

Nguyễn Văn Hòa

BT Đoàn TN

0396.317.699

2.

Nguyễn Tuyết Nhung

PBT Đoàn TN

 

 

CÁC HỘI KHÁC

1

Trần Quang Hùng

Chủ tịch Hội NCT

0983.645.229

2.

Nguyễn Thị Phượng

Chủ tịch Hội CTĐ

0366.577.616

3.

Nguyễn Văn Đạt

Chủ tịch Hội Làm vườn

0982.826.687

4.

Nguyễn Văn Bình

CT Hội Cựu TNXP

0365.435.477

5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

 

STT

Họ tên

Chức vụ

Số điện thoại

1

Nguyễn Văn Huynh

Chủ tịch UBND

0913.032.399

2

Ngô Mạnh Tuân

Phó CT UBND

0393.691.260

3

Nguyễn Tuấn Dương

Phó CT UBND

0984.055.261

4

Trần Thị Thanh

VP-TK

0982.295.911

5

Nguyễn Lệ Thúy

VP-TK

0983.400.276

6

Ngô Thị Thu Hồng

VP-TK

0987.250.593

7

Nguyễn Tiến Tài

CHT BCH Quân sự

0374.578.722

8

Nguyễn Trí Tuệ

P.CHT BCH Quân sự

0966.108.599

9

Nguyễn Xuân Minh

P.CHT BCH Quân sự

0915.705.288

10

Nguyễn Văn Trí

ĐC-XD

0989.310.243

12

Nguyễn Thị Thắm

Thanh tra xây dựng

0984.879.105

13

Nguyễn Văn Quân

Thanh tra xây dựng

0944.526.482

14

Nguyễn Trọng Đức

TC-KT

0966.688.575

15

Nguyễn Thị Hiền

TP-HT

0359.650.982

16

Nguyễn Văn Tuấn

TP-HT

0912.511.524

17

Hoàng Thị Vĩnh

VH-XH

0986.337.784

18

Đinh Thị Cường

TBXH

0378.296.338

19

Nguyễn Thị Hà

Cán bộ Dân số

0919.709.115

20

Nguyễn Thị Quỳnh Liên

Cán bộ Thuế

0972.607.307

21

Nguyễn Thị Hạnh

Cán bộ Thú y, Môi trường

0987.197.205

22

Ngô Mạnh Từ

Cán bộ Truyền thanh

0915.069.251

23

Nguyễn Thị Loan

Bưu tá

0344.353.464

24

Trần Thị Thu Nhung

Tạp vụ

0979.683.238

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ

 

STT

Họ tên

Chức vụ

Số điện thoại

1

Phạm Sơn Hùng

Trưởng công an

0335.503.288

2

Nguyễn Hữu Cường

Phó trưởng CA

 

3

Trần Trung Hiếu

Phó trưởng CA

0397.222.268

4

Phạm Duy Nhã

Cán bộ chiến sĩ

0983.515.980

5

Nguyễn Văn Thu

Cán bộ chiến sĩ

0968.280.890

6

Nguyễn Đức Mạnh

Cán bộ chiến sĩ

0817.203.333

7

Nguyễn Văn Hải

Cán bộ chiến sĩ

0329.193.061

8

Trần Văn Nhã

CA viên phụ trách HKGV

0912.521.067

9

Nguyễn Văn Nhạ

CAV phụ trách Hương Gia

0366.458.197

10

Trần Phú Hiên

CAV phụ trách Tân Phú

0988.558.679

11

Nguyễn Chiến Thắng

CAV phụ trách Tân Phú

0974.160.491

12

Ngô Văn Ẩm

CAV phụ trách Thụy Hương

0383.783.210

13

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG CƠ ĐỘNG

 

STT

Họ tên

Chức vụ

Số điện thoại

1

Trần Văn Nhã

Tổ trưởng

0912.521.067

2

Nguyễn Văn Ngợi

 

0977741193

3

Nguyễn Văn Long

 

 

4

Trần Tiến Dũng

 

0973983086

5

Nguyễn Khắc Tình

 

0972131203

6

Nguyễn Ngọc Loan

 

0984569552

7

Nguyễn Văn Bính

 

0392647713

8

Nguyễn Văn Thành

 

0382033210

9

Nguyễn Văn Hải

 

0972116184

10

 

 

 

11

 

 

 

12

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÔN THỤY HƯƠNG

1.

Nguyễn Ngọc Lâm

Bí thư chi bộ, Trưởng BCTMT

0358.009.580

2.

Ngô Văn Nhật

Trưởng thôn

0384.884.532

3.

Nguyễn Văn Ngợi

Phó thôn

0977.741.193

THÔN HƯƠNG GIA

1.

Nguyễn Quang Tuất

Bí thư chi bộ

0915.433.679

2.

Nguyễn Tiến Tài

PBT chi bộ, Trưởng BCTMT

0374.578.722

3.

Nguyễn Văn Tĩnh

Trưởng thôn

097.511.8847

4.

Trần Tiến Hùng

Phó thôn

096.901.5466

 

THÔN TÂN PHÚ

1.

Nguyễn Văn Thanh

Bí thư chi bộ

0394.280.858

2.

Nguyễn Quang Hoàn

Trưởng thôn

0973.291.615

3.

Nguyễn Văn Phúc

Phó thôn

 

4.

 

 

 

 

THÔN DÂN CƯ HÀNG KHÔNG

1.

Đỗ Thị Bình

Bí thư chi bộ

0948.853.539

2.

Vũ Mạnh Cường

Trưởng thôn

0943.436.398

3.

Vũ Thị Huế

Phó thôn

0985.460.039

 

TRẠM Y TẾ XÃ

1

Nguyễn T Tuyết Hải

Trạm trưởng

0914.598.928

2

 

 

 

 

KHỐI CÁC NHÀ TRƯỜNG

1

Trần Thị Thanh Thủy

Hiệu trưởng trường MN A

0394.784.650

2

Lê Thị Tâm

Hiệu trưởng trường MN B

097.315.4521

3

Đỗ Quỳnh Anh

HT trường THCS

0915.188.199

4

Nguyễn Thị Phương Lan

HT trường tiểu học PC

0365.886.111

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

"Festival Nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023"
Ngày đăng 19/09/2023 | 09:37  | Lượt truy cập: 362

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2025 và Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội năm 2023; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Chương trình “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023” và trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh, nông nghiệp, TTCN - làng nghề, văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trên địa bàn huyện Sóc Sơn nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022) tại huyện Sóc Sơn từ ngày 28/9/2023 đến ngày 01/10/2023.

Sự kiện được tổ chức nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội và các tỉnh, thành phố; gắn kết hoạt động quảng bá du lịch, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn giá trị làng nghề truyền thống; đẩy mạnh kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố; gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và dịch vụ du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Đây là sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động tổ chức Chương trình “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023” của Thành phố.

Chương trình được kỳ vọng là cơ hội để các đơn vị tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm, mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch sinh thái đến khách tham quan, người tiêu dùng Thủ đô, qua đó góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn làng nghề truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương; thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn không gian cộng đồng làng quê, truyền thống văn hóa, du lịch và các sản vật có nguồn gốc thiên nhiên; Đây cũng là cơ hội để chính quyền và nhân dân huyện Sóc Sơn quảng bá các tiềm năng về nông nghiệp, sản phẩm OCOP; sản phẩm du lịch, văn hóa truyền thống của địa phương.

Các sản phẩm được trưng bày và giới thiệu tại Festival là những sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương; thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP được chứng nhận; sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, … có bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc đầy đủ; sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống.

Với quy mô khoảng 160 gian hàng, trên 1.500 dòng sản phẩm , toàn bộ không gian Festival được thiết kế đẹp mắt, dàn dựng hoàn toàn trong không gian mở với nhiều mô hình, tiểu cảnh nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu, gắn kết du lịch nông nghiệp, mang đậm dấu ấn địa phương để thu hút khách đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động trong thời gian diễn ra Festival.

Trong các ngày diễn ra Festival, UBND huyện Sóc Sơn sẽ tổ chức một chương trình đặc sắc trình diễn di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại “Lễ hội Gióng Đền Sóc - Sóc Sơn vùng sáng tâm linh”. Bên cạnh đó, còn trình chiếu, giới thiệu về toàn bộ các quy hoạch phát triển của huyện Ngoài ra, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức nhằm thu hút khách tham quan như: Hội thi nấu cơm dân gian và trải nghiệm nấu cơm niêu và muối dưa cà; kéo giò hoa tre, têm trầu cánh phượng, chương trình văn nghệ "Dấu ấn tuổi trẻ", Chương trình múa lân, ca hát, dân vũ Đêm Trung Thu, trình diễn nặn tò he dân gian; thêu tranh, làm tranh gạo...

Với mục đích, ý nghĩa như trên, Ban tổ chức rất mong các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương quan tâm, phối hợp truyền thông, quảng bá cho Chương trình “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023” tại huyện Sóc Sơn, qua đó góp phần vào thành công chung của Chương trình.

Điều kiện tự nhiên
Ngày đăng 26/04/2023 | 04:04  | Lượt truy cập: 359

1. Vị trí địa lý: xã Phú Cường nằm ở phía Tây Nam huyện Sóc Sơn-TP Hà Nội; phía Đông giáp xã Phú Minh; phía Tây giáp xã Thanh Xuân; phía Nam giáp xã Bắc Hồng-huyện Đông Anh và Thị trấn Quang Minh-huyện Mê Linh; phía Bắc giáp xã Quang Tiến và nằm liền kề Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.

Tổng diện đất tự nhiên của xã: 844,13ha; trong đó: 415,9ha đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa: 206,4ha) Toàn xã có:

- Lao động trong độ tuổi: 9.365 người.

- Số lao động qua đào tạo có bằng cấp: 4.615 người chiếm 54,1%.

Trên địa bàn xã có 04 thôn với 3.621 hộ = 15.082 nhân khẩu.

2. Địa hình:

Xã Phú Cường thuộc vùng đất phía Tây Nam huyện Sóc Sơn, ruộng đất bậc thang bạc màu, ruộng trũng và có các xứ đồng có thổ nhưỡng khác nhau. (Đất catpha, đất sét, đất thịt, đất đá ong…).

Trên địa bàn xã có nhiều đường giao thông quan trọng chạy qua như: Đường Quố lộ 2, đường Quốc lộ 18, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp và nằm liền kề Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Phú Cường là điểm nút giao thông đi các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc.

    3. Đặc điểm khí hậu:

Cũng như các xã khác trên địa bàn huyện Sóc Sơn; Phú Cường thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng trung du Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa; hằng năm chia làm hai mùa rõ rệt như: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau; có gió mùa Đông Bắc thời tiết khô hanh. Những ngày lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 01 năm sau, có đợt rét đậm xuống tới 8-90C, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió Đông Nam; nhiệt độ trung bình là 220C, cao nhất là 39-400C.

          Nhìn chung, thời tiết xã Phú Cường thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, hoa, rau màu.

Tuy nhiên khu vực giáp đường Quốc lộ 18, giáp Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài do ô nhiễm môi trường, ánh sáng... nên hiệu quả trồng lúa và các cây hoa màu khác không cho năng suất cao.

          4. Tài nguyên nước:

          Nguồn nước mặt ở Phú Cường tương đối dồi dào; diện tích ao hồ, đầm chũng của xã khoảng 7,8 ha chuyên dùng, đây là nguồn nước chính cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, do đó duy trì giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sử dụng hiệu quả đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của xã trong giai đoạn tới.